Nội dung tiếng Việt sau nội dung tiếng Nhật.
皆さんこんにちは。
JPQの白濱です。
早速ですが、オフショア開発についてどのようなイメージをお持ちでしょうか。
実際にオフショアを使って開発をされている方、検討している方など沢山いらっしゃると思います。
一方でオフショア開発に失敗した経験からオフショアに対してマイナスなイメージを持たれている方もいるのではないでしょうか。
なぜ失敗をするのか
なぜオフショア開発に失敗をするのでしょうか。
私はもともと日本側からベトナムへ仕事を依頼する立場にいました。実際にベトナム人と仕事をしたこともなかったのですが、日本語ができる、親日の国というだけで何の懸念もなく依頼をしていたと思います。それからベトナムへ来て実際に同じ場所で働くことになり、日本からは見えなかったベトナム人の働き方や考え方が分かってきました。
他国に比べたら国民性が似ているとは思いますが、オフショアを検討されている方には、失敗を防ぐためにもその国民性を理解いただきたく、今回は実際にベトナム人にインタビューをしてみました!
ベトナム人にインタビューで聞いてみました!
■Huy君
普段は自動テストに関する案件に携わっています。
少しシャイですが、実はN1を取得しているQAエンジニア
■Phuongさん
様々な業務を丁寧にこなすバックオフィスのメンバーです。
まだまだ若くて会社のムードメーカー的存在!
ベトナム人と日本人、それぞれの文化
白濱:親日で日本と国民性が似ていると表現されていることが多いのですが、ここは違うと思うことはありますか?
Huy:確かにベトナムは日本と共通点が多いと思いますが、日本人と違うと感じることもいくつかあります。まず知ってほしいのが、ベトナム人は家族のこと、そして自分のことを最優先に行動することが多いということです。日本人にもそう言う人はいると思いますが、ベトナムではもっと家族とのつながり強く、家族の幸せを一番に考えて仕事をしています。日本では会社に所属していると会社優先の生活になることは当たり前だと思いますが、ベトナムは家庭の事情を優先させがちです。例えば旧正月にはみんな実家に帰って家族と過ごすのは当たり前ですし、親や子供になにかがあったら仕事を休みます。仕事のために自分や家族との時間を犠牲にするということはないですね。
これは昔からの文化なので自分にとっては普通ですが、たぶん日本人の働き方とは違うかなと思います。
また、ベトナム人は勤勉だと思います。明るい未来を作るためには、勉強に力を注ぐしかないということを小さいころから言われてきました。なので、社会人になっても自分自身の価値を高めようとしている人は多いと思います。
Phuong:他に思うのは、ベトナムでは転職することは当たり前ですね。日本では基本的には同じ会社で働くという考えがあると思いますが、ベトナムでは同じ会社で働き続けるという概念はないです。例えば、会社でストレスを感じたり、ハードワークすぎたり、また給料が低いと感じたときには少しの間だけ働いて、次の良い環境を探すと思います。また、自分が学べる環境ではないと感じたときも同じだと思います。そこに最低限の期間というものはなく、1年以内で転職をする人もいます。逆にそう考えなかったら同じ会社で働き続けると思います。
特にベトナムのIT業界(特に開発会社)は転職が多いと思います。新しいことにチャレンジしたいと感じている若者は多いので、20代は1年とかで転職する人は多いですね。
ベトナム人の企業選び
白濱:日本は大中小様々の規模の会社が無数に存在していて、ほとんどの人が何かに所属するため就職先を探しますが、ベトナムで企業を選ぶときに気になる条件とかはありますか。
Huy:新卒の人なら大体が自分のスキルアップのために成長できる環境を求めていると思います。さっきも話した通り同じ会社で働き続けると考える人は少ないので、次の環境へ行くためのスキルを身に付けていく過程であって、それができる会社という形で選んでいると思います。
Phuong:そうですね。わたしは人事部で採用も少し担当しているのですが、女性の場合は特に福利厚生や会社の雰囲気を見ている人が多いと思います。ベトナムは日本よりも結婚が早いですね。卒業後結婚して子供がいてという人も少なくないです。ですが、ベトナムでは出産後も仕事に戻るのは当たり前なのでそうなると自分の成長よりも家族の為に働くようになり、安定思考になります。家族になにかあっても融通の利く会社、福利厚生が充実している会社に目を向けることが多いと思います。
Huy:それは男性の場合も同じですね。家族ができたら安定を求めるので転職は少なくなりますね。だいたい30代には同じ会社で長く働く人が増えると思います。
また、将来的には起業を考えている人も多いです。ベトナムは昔から家族経営が多いためどこかの組織に所属し続けるという考えは薄いですね。ある程度貯金がたまったらそれを使って自分がやりたい事業をスタートする人がほとんどだと思います。
なので、今後はIT業界でもベトナム人の立ち上げた会社が増えていくのではと思いますね。
ベトナム人から見たIT業界
白濱:ベトナムはIT業界が大きく成長していますが、ベトナム人にとってはIT業界で働くことはどんなイメージなんでしょうか?
Huy:ベトナムは国策としてもIT業界に力をいれているので、ITを学ぶ若者は増えていてエンジニアの数も多いです。また、他の業種と比べても給料が高い印象ですね。
また、日本や韓国、欧米など多くの外国企業がベトナムに進出してきています。
ITを学ぶと海外の企業で働くチャンスもあり、外国語を習得できるチャンスもあります。また、場合によっては海外に行けるチャンスもあったりと可能性が大きく広がりますね。それも人気な理由の一つだと思います。
Phuong:そうですね。なんとなくIT企業はかっこよくてイケてる業界という印象があります。(笑)
おしゃれなオフィスも多くてHotなイメージかな。前は男性ばかりの業界でしたが、最近では女性のエンジニアも増えていてベトナムでは人気の業界となっています。コロナ前までは旅行業界も人気があったと思いますが、コロナでもダメージが少ないのでIT企業は今一番人気だと思います。
ズバリ!ベトナム人の性格は?
白濱:今後ベトナム進出やオフショア開発を検討されている方の参考になるようベトナム人の特徴を教えてください!
Huy:良いと思うことはベトナム人は勤勉ですね。興味のあることや自分のスキルアップの為に必要なことはとことん勉強すると思います。エンジニアは、社会人になっても業後に専門の塾に行って技術を習得している人も多いですね。
Phuong:あと、ベトナム人は自分が思ったことをはっきりと伝えます。
できることできないことYesとNoをはっきり伝えるので分かりやすいと思います。
日本人は他人によく遠慮、気配りをし、「No」と直接言わないです。その代わり別の言い回しをして、それを相手にわかってもらいたい傾向にあると思います。
ベトナム人ははっきり伝えるので、一緒に働くとしたら考えていることや意見が理解しやすいと思います。
Huy:逆に、ベトナム人の悪いところは計画性がないことでしょうか。仕事がぎりぎりになりがちだと思います。そして報・連・相がないことが多いです。
これは自分も日本人と働いてから分かったことですが、日本人は会社の中で働くときには色々相談して物事を進めますし、きちんと報告をしますね。今はそれが分かりますが、その概念はこれまであまりありませんでした。初めて日本人と働くベトナム人の中には報・連・相なしに行動してしまうこともよくあるということを認識されていたほうが良いと思います。
Phuong:そうですね。もうひとつ、基本的には日本人に比べて時間はルーズだと思います。
日本では小さいころから時間を守るのは当たり前とされていると思いますが、ベトナムではそこまで重要視されていないです。JPQは日系の会社なので、ちゃんと時間厳守で動いていますね。朝もみんな8時に出社しますが、他の会社は少しの遅刻は当たり前で、悪いことという概念はあまりないですね。
白濱:なるほど・・!そういう概念がないんですね。
Phuongさんは日本の本社でも半年間研修をしていましたが、そのときの印象などはありますか?
Phuong:日本に行くのは楽しみでしたが、オフィスでは緊張しました。日本人は仕事中にずっと無言なのでびっくりしましたよ。それなのにオフィスではラジオが流れていますね。その中で静かに集中できているのがすごいです。
白濱:(笑)そうですね。本社ではラジオが流れていますね。確かに日本に比べるとベトナム人は仕事中でも雑談したり息抜きをしながら働いているイメージありますね。会社の環境にもよると思いますが、息抜きは大切ですね。
Huy:あとはベトナム人はプライドが結構高いですので、ミスもあまり認めたがらないです。特にITの世界では開発エンジニアは自分のスキルにプライドがあると思います。高いプライドを持つベトナム人に対しては、同僚や部下などの前で恥を注意しないように配慮することは重要ですね。
白濱:確かにそれは感じます。プライドをもって仕事をすることは良いことですが、そのプライドが邪魔をして周りに迷惑をかけてはだめですね。
私は開発会社の人と話をすることが多いので、それはよく耳にする話のひとつです。
開発エンジニアは自分が開発したものに自信があるので、特にテストに対しての意識が低いようです。ベトナム人はテストはあまりやりたがらないと言ってますね。(笑)
Huy:そうですね。テストは開発者がやっていることも多いと思います。技術力は高いエンジニアが多いですが、日本の品質までは考えられていないかな。JPQはテストに対してのプライドが高いですね(笑)
白濱:もちろん!テストの専門会社なのでそこに対するプライドがないとダメですよ・・! 今日は2人の話を聞いて私も勉強になりました!文化や価値観が違うのは当たり前なので、お互いにそこを受け入れつつ良いチームを作ることが大切なようですね。
Phuong:はい、そうですね。ベトナム人は楽しく働ける環境が好きです。
気持ちよく働ける会社のほうが仕事もはかどりますね。JPQでもみんなが気持ちよく働ける会社となるよう人事部として考えていきたいと思っていますよ。
白濱:お二人ともありがとうございました!!!
*
*
*
さいごに
同じ場所で働いていてもなぜ?と思うことがあるので、日本とベトナム、チャットだけのやり取りではさらに分かり合えないことも出てくると思います。国が違うと、文化はもちろん教育制度も違うので、価値観が違うことは当たり前ですね。
ですが、きちんとコミュニケーションがとれたらそこは改善すると思います。
とくにベトナム人は情があり、優しい人が多いのは現地で働く中で実感しているので、是非これからベトナム進出、オフショア開発を検討されている方はよいチーム作りのための参考にしていただければと思います。
弊社Japan Quality Co.,LtdはQA専門の会社ですが、オフショア開発のご紹介も可能です。現地で信頼のおける企業を紹介させていただき、開発とテストでチームとなって対応いたします。また、弊社は日本人も数名常駐しており、実際のテストに関しては100%日本語人材が、日本のテスト会社と同等の品質で対応をさせていただいております。
興味がある方ご相談などはお気軽にお問合せ下さいませ。
Những yếu tố giúp thành công trong việc phát triển offshore. Những đặc điểm về tính cách người Việt do chính người Việt đưa ra.
Xin chào mọi người,
Tôi là Riko Shirahama đến từ công ty Japan Quality
Khi nói đến phát triển offshore thì bạn liên tưởng ngay tới điều gì?
Tôi nghĩ rằng thực tế có nhiều khách hàng đang phát triển offshore, hoặc đang xem xét về việc phát triển offshore. Mặt khác, một số khách hàng có thể có cách nghĩ tiêu cực về offshore vì những thất bại trong quá trình phát triển offshore của họ.
Tại sao lại thất bại?
Tại sao lại thất bại trong việc phát triển offshore?
Ban đầu, tôi là người đóng vai trò trung gian chuyển giao công việc từ phía Nhật Bản qua Việt Nam. Tôi chưa bao giờ thực sự làm việc với người Việt, nhưng vì là một đất nước Thân Nhật (chỉ sự đánh giá cao và có sự yêu thích đối với các yếu tố văn hóa, con người... của Nhật Bản) và có nhiều kỹ sư có thể nói tiếng Nhật nên tôi nghĩ rằng tôi có thể làm tốt công việc đó mà không cần bận tâm gì nhiều. Sau đó, tôi đã thật sự tới Việt Nam và làm việc ở đây, tôi đã có thể hiểu được phong cách làm việc và cách suy nghĩ của người Việt, những điều mà tôi không thể thấy được khi còn ở Nhật Bản.
Tôi nghĩ rằng giữa hai nước sẽ có nét tương đồng về bản sắc dân tộc, nhưng tôi mong muốn những khách hàng đang cân nhắc về offshore hiểu rõ hơn về bản sắc của dân tộc đó để giảm bớt rủi ro thất bại, vì vậy lần này tôi đã phỏng vấn thực tế người Việt.
Tôi đã có một cuộc phỏng vấn nhỏ với những người bạn Việt Nam
■Bạn Gia Huy
Thường làm các dự án liên quan đến kiểm thử tự động.
Hơi nhút nhát, nhưng thực chất là một kỹ sư QA với trình độ tiếng Nhật N1
■Bạn Phượng
Là một thành viên của phòng hành chính, người cẩn thận xử lý những nghiệp vụ khác nhau.
Vẫn còn trẻ, và là một mood maker.
Bạn nghĩ có điều gì khác biệt giữa người Việt và người Nhật không?
Riko: Người ta thường nói rằng Việt Nam là đất nước thân Nhật có bản sắc dân tộc tương tự như Nhật Bản, bạn nghĩ là có điều gì khác biệt ở đây không?
Huy: Tôi nghĩ Việt Nam có nhiều điểm chung với Nhật Bản, nhưng có một số điểm mà tôi cảm thấy khác với người Nhật. Điều đầu tiên cần biết là người Việt Nam thường coi gia đình và bản thân là ưu tiên hàng đầu. Tôi nghĩ cũng có nhiều người Nhật như vậy. Nhưng ở Việt Nam, người ta gắn bó với gia đình hơn, và họ làm việc vì hạnh phúc gia đình là trên hết. Ở Nhật, nếu bạn thuộc công ty thì việc ưu tiên cho công việc của công ty là điều đương nhiên, nhưng ở Việt Nam, bạn có xu hướng ưu tiên cho gia đình hơn. Ví dụ, vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường về quê sum vầy với gia đình, và nếu như có vấn đề gì đó xảy ra với bố mẹ hoặc con cái thì họ sẽ xin nghỉ để ưu tiên đối ứng việc gia đình. Người Việt sẽ không hy sinh thời gian dành cho bản thân và gia đình để dành cho công việc.
Đây là một nét văn hóa lâu đời nên đối với tôi cũng bình thường nhưng tôi nghĩ có lẽ nó khác với cách làm việc của người Nhật.
Ngoài ra, tôi nghĩ người Việt Nam rất hiếu học. Ngay từ khi còn nhỏ, người Việt đã được dạy rằng cách duy nhất để tạo ra một tương lai tươi sáng là tập trung vào việc học. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có rất nhiều người đang cố gắng nâng cao giá trị của bản thân ngay cả khi họ đã trở thành người trưởng thành.
Phượng: Một điều nữa tôi nghĩ là ở Việt Nam, chuyển việc (nhảy việc) là điều đương nhiên. Ở Nhật Bản, tôi nghĩ về cơ bản có suy nghĩ làm việc lâu dài ở một công ty, nhưng ở Việt Nam không có khái niệm phải gắn bó lâu dài với một công ty. Ví dụ, nếu một người cảm thấy căng thẳng trong công việc, làm việc quá sức, hoặc cảm thấy lương thấp, thì người đó sẽ chỉ làm việc một thời gian ngắn để tìm kiếm môi trường khác tốt hơn. Bản thân người đó cũng sẽ nghĩ tới nghỉ việc nếu như cảm thấy công ty đó không phải là môi trường để mình có thể học hỏi. Không có thời gian cụ thể nhưng thường các trường hợp như vậy sẽ nhảy việc trong vòng 1 năm. Ngược lại, nếu người đó cảm thấy thấy môi trường công ty thích hợp, thì họ sẽ tiếp tục làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.
Đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin (viết tắt: CNTT) của Việt Nam (nhất là các công ty phát triển phần mềm), có rất nhiều người hay nhảy việc. Tôi nghĩ do có rất nhiều người trẻ tuổi trong ngành này, và những bạn trẻ tuổi đôi mươi thì thường thích thử làm những điều mới, vì vậy thường tầm một năm họ lại thay đổi sang công việc mới.
Lựa chọn công ty
Riko: Có vô số công ty lớn nhỏ ở Nhật Bản và hầu hết mọi người đều tìm việc, ở Việt Nam thì có điều kiện nào được quan tâm khi tìm việc không?
Huy: Tôi thấy hầu hết sinh viên mới ra trường đều muốn có một môi trường để họ có thể phát triển để nâng cao kỹ năng của mình. Như tôi đã đề cập trước đó, có ít người cảm thấy họ sẽ gắn bó với một công ty lâu dài, vì vậy tôi nghĩ rằng trong quá trình tích lũy kỹ năng để đi đến một công ty tốt hơn thì họ sẽ chọn một công ty mà họ có thể nâng cao được năng lực bổ trợ cho công việc họ muốn hướng tới.
Phượng: Đúng vậy nhỉ. Tôi cũng phụ trách một số công việc tuyển dụng ở Phòng Nhân sự, tôi nghĩ rằng nhiều phụ nữ đang xem xét đến chương trình phúc lợi và môi trường làm việc của công ty. Ở Việt Nam phụ nữ thường kết hôn sớm hơn ở Nhật Bản. Nhiều người kết hôn và sinh con ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đi làm trở lại sau khi sinh con là điều đương nhiên. Nếu đi làm lại, thì họ sẽ làm việc vì gia đình họ và suy nghĩ tới sự ổn định hơn là vì sự trưởng thành của bản thân. Tôi nghĩ rằng người phụ nữ thường xem xét đến các công ty có thể linh hoạt khi họ có việc gì đó liên quan đến gia đình, và các công ty có các chương trình phúc lợi dồi dào.
Huy: Điều này cũng đúng đối với nam giới. Nếu đã có gia đình thì họ mong muốn sự ổn định nên sẽ ít khi chuyển việc. Tôi nghĩ rằng thông thường ở độ tuổi 30, số người sẽ gắn bó lâu dài với công ty có xu hướng tăng lên.
Ngoài ra, nhiều người mang tư tưởng sẽ khởi nghiệp trong tương lai. Vì Việt Nam từ xưa đã có rất nhiều doanh nghiệp gia đình, nên suy nghĩ thuộc về một nơi nào đó lâu dài thì rất mong manh. Khi mọi người tích lũy được một số tiền thì hầu hết họ muốn sử dụng nó để kinh doanh thứ mà họ muốn.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong tương lai số lượng các công ty do người Việt Nam thành lập trong ngành CNTT sẽ tăng lên.
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)
Riko: Ngành CNTT đang phát triển đáng kể ở Việt Nam, nhưng các bạn thấy hình ảnh người Việt Nam làm việc trong ngành CNTT như thế nào ạ?
Huy: Vì Việt Nam đang chú trọng đến ngành CNTT như một quốc sách nên số lượng người trẻ học CNTT ngày càng tăng và số lượng kỹ sư cũng lớn. Ngoài ra, mọi người sẽ có ấn tượng là mức lương ngành này cao hơn so với các ngành khác.
Thêm vào đó, nhiều công ty CNTT nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ cũng đang mở rộng vào Việt Nam.
Học CNTT giúp bạn có cơ hội làm việc cho một công ty ở nước ngoài và cũng có cơ hội học ngoại ngữ. Hơn thế nữa, tùy thuộc vào tình hình, bạn có thể có cơ hội ra nước ngoài, điều này giúp mở rộng khả năng phát triển của bạn. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những lý do tại sao nó lại trở nên được ưa chuộng như vậy.
Phượng: Đúng vậy nhỉ. Bằng cách nào đó, tôi có ấn tượng rằng các công ty CNTT là một ngành nghề tuyệt vời và thú vị. (Cười) Có nhiều văn phòng đẹp, thời thượng và đó là một hình ảnh của một nghề rất “Hot” nhỉ. Từng là một ngành mà nam giới chiếm đa số, nhưng gần đây số lượng kỹ sư nữ ngày càng nhiều và nó đã trở thành một ngành được yêu thích ở Việt Nam. Trước mùa dịch Corona, ngành công nghiệp du lịch cũng rất được ưa chuộng, nhưng sau đó tôi nghĩ rằng các công ty CNTT là mới là ngành nghề được ưa thích nhất hiện nay vì trong mùa dịch Corona, ngành này chịu ít thiệt hại hơn.
Vậy cụ thể hơn, tính cách của người Việt thì như thế nào?
Riko: Hãy cho tôi biết về những tính cách của người Việt Nam để có thể giúp ích cho những ai đang có ý định mở rộng sang Việt Nam hoặc phát triển offshore trong tương lai!
Huy: Điều đáng mừng là người Việt Nam rất ham học hỏi. Tôi nghĩ rằng người Việt sẽ tìm tòi, học hỏi mọi thứ mà họ quan tâm và những gì họ cần để cải thiện kỹ năng của mình. Nhiều kỹ sư, ngay cả khi họ đã ra đi làm, họ vẫn đến các trung tâm sau giờ làm việc để học thêm các kỹ năng.
Phượng: Ngoài ra, người Việt cũng nói ra rõ ràng những gì họ nghĩ.
Tôi nghĩ rằng họ diễn đạt rõ ràng Có hoặc Không cho những việc họ có thể làm cũng như những việc họ không thể làm. Người Nhật thường hay sợ mất lòng và để ý đến người khác, nên sẽ không nói "Không" một cách trực tiếp. Thay vào đó, người Nhật sẽ sử dụng cách nói khác để thay cho sự từ chối và muốn người đối diện hiểu chúng.
Người Việt Nam thường nói thẳng nên tôi nghĩ người nghe sẽ dễ hiểu được họ nghĩ gì nếu như làm việc cùng nhau.
Huy: Ngược lại, cái dở của người Việt là không có kế hoạch. Tôi nghĩ là công việc thường được hoàn thành sát nút (kịp sát giờ). Và thường thì sẽ không có việc báo cáo・liên lạc・thảo luận.
Tôi học được điều này sau khi làm việc với người Nhật, khi làm việc trong một công ty, người Nhật sẽ tham khảo ý kiến của nhau và tiến hành mọi việc, sau đó báo cáo một cách hợp lý. Bây giờ tôi đã hiểu được điều đó, nhưng mà không phải người Việt nào cũng biết tới nó. Tôi nghĩ rằng đa số người Việt Nam lần đầu tiên làm việc với người Nhật Bản thì thường làm việc mà không có báo cáo・liên lạc・tham vấn.
Phượng: Thêm nữa, tôi nghĩ rằng thời gian về cơ bản là ít được chú trọng hơn so với người Nhật.
Ở Nhật, việc đúng giờ từ những việc nhỏ nhất là điều đương nhiên, nhưng ở Việt Nam thì không quá coi trọng điều đó. JPQ là một công ty của Nhật Bản, vì vậy sẽ hoạt động rất đúng giờ, mọi người đều đến làm việc lúc 8 giờ sáng, nhưng các công ty khác có thể đến muộn một chút, và họ xem đó là điều đương nhiên, chứ không phải là một điều xấu.
Riko: Ra là vậy…
Phượng đã đi tu nghiệp tại công ty mẹ ở Nhật Bản được nửa năm, bạn có ấn tượng gì về thời điểm đó không?
Phượng: Tôi đã rất háo hức và mong chờ được đến Nhật Bản, và cũng đã rất lo lắng khi làm việc ở công ty mẹ. Tôi rất ngạc nhiên là người Nhật luôn im lặng trong khi làm việc. Trong lúc đó, đài radio vẫn phát liên tục trong văn phòng. Thật là ngạc nhiên khi họ có thể yên lặng và tập trung trong bầu không khí như vậy.
Riko: (Cười) Đúng vậy nhỉ. Ở công ty mẹ đài radio vẫn phát liên tục. Đúng là Việt Nam khác với Nhật Bản, người Việt thể vừa làm việc vừa trò chuyện, nghỉ ngơi ngay cả khi đang làm việc nhỉ. Tôi nghĩ điều đó phụ thuộc vào môi trường của công ty, nhưng việc nghỉ ngơi một chút cũng rất quan trọng.
Huy: Và người Việt có lòng tự tôn cao, nên họ sẽ ít khi thừa nhận lỗi lầm. Đặc biệt là trong ngành CNTT, tôi nghĩ rằng các lập trình viên rất tự hào về kỹ năng của họ. Đối với người Việt, do có lòng tự tôn cao, dễ tự ái, nên cần lưu ý tránh nhắc nhở người đó trước mặt đồng nghiệp hoặc cấp dưới, thay vào đó nên nhắc riêng thì họ sẽ dễ nhận sai hơn.
Riko: Tự tin lúc làm việc là tốt, nhưng cũng không nên để sự tự tin thái quá đó làm cản trở công việc hoặc ảnh hưởng tới người khác nhỉ.
Đó cũng là một trong những câu chuyện mà tôi thường được nghe khi nói chuyện với các khách hàng đến từ các công ty phát triển. Các kỹ sư phát triển tự tin vào những gì họ đã phát triển, vì vậy họ dường như đặc biệt ít khi coi trọng việc kiểm thử. Các kỹ sư người Việt cũng hay nói rằng họ không muốn thực hiện kiểm thử cho lắm. (Cười)
Huy: Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng việc kiểm thử nhiều khi được thực hiện bởi các kỹ sư phát triển thay vì tester. Tuy nhiều kỹ sư có tay nghề cao nhưng họ lại không hiểu nhiều về chất lượng kiểm thử theo tiêu chuẩn Nhật Bản. JPQ rất tự tin trong việc kiểm thử nhỉ. (Cười)
Riko: Đương nhiên rồi. Là một công ty chuyên về kiểm thử, vì vậy chúng ta rất tự tin về điều đó.
Hôm nay nói chuyện với hai bạn, tôi học được rất nhiều điều. Tôi thấy được rằng đương nhiên là các nền văn hóa sẽ có các giá trị quan khác nhau, nên việc xây dựng một đội nhóm làm việc tốt đồng thời chấp nhận, hòa nhập lẫn nhau là rất quan trọng.
Phượng: Đúng vậy. Người Việt Nam thích một môi trường để họ có thể làm việc vui vẻ. Ở một công ty mà họ có thể làm việc thoải mái, thì họ sẽ làm công việc của họ tốt hơn. Với tư cách là một người trong bộ phận nhân sự, tôi luôn muốn góp phần tạo một môi trường làm việc tốt nhất để mọi người có thể làm việc một cách thoải mái.
Riko: Cảm ơn hai bạn vì đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay.
Kết lại
Ngay cả khi người Nhật cùng với người Việt làm chung một chỗ tại Việt Nam thì cũng có nhiều việc không hiểu ý nhau, nên khi ở xa và chỉ trao đổi qua chat, video call thì chuyện không thể hiểu ý nhau càng dễ xảy ra hơn. Các quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau cũng như hệ thống giáo dục khác nhau, vì vậy việc chúng có những giá trị quan khác nhau là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nó sẽ có thể cải thiện nếu chúng tôi có thể giao tiếp đúng cách.
Đặc biệt, sau khi tới làm việc tại Việt Nam, tôi nhận thấy rằng có rất nhiều người Việt Nam tốt bụng và tử tế. Vì vậy nếu như công ty bạn đang cân nhắc mở rộng sang Việt Nam hoặc phát triển offshore thì tôi hy vọng các bạn sẽ sử dụng tài liệu này như là một tài liệu tham khảo để xây dựng được một đội nhóm tốt khi làm việc với người Việt Nam.
Công ty Japan Quality Co., Ltd của chúng tôi là một công ty chuyên về QA (kiểm thử phần mềm), nhưng chúng tôi cũng có thể giới thiệu cho bạn những công ty offshore khác chuyên về DEV (phát triển phần mềm). Chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn các công ty offshore đáng tin cậy. Ngoài ra, chúng tôi có một số nhân viên người Nhật đang cư trú ở Việt Nam và 100% nhân lực biết tiếng Nhật. Họ có khả năng kiểm thử với chất lượng tương đương với các công ty kiểm thử của Nhật Bản.
Nếu bạn quan tâm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Comments