top of page
  • Hai Yen

テストタイプとテストレベルの違いをちゃんと理解していますか??

更新日:2021年2月23日

Nội dung tiếng Việt sau nội dung tiếng Nhật.


皆さん、こんにちは!

JPQのHai Yenと申します。


以前、ある後輩は「テストレベルとテストタイプを区別するのはちょっと難しいんですよね」と私に言いました。その時、自分も詳しく区別できませんでした。今回、ちゃんと調べてからテストレベルとテストタイプについてのブログを書きたいと思います。皆さん、テストタイプとテストレベルの違いをちゃんと理解しましょう!




I. テストレベル


1.テストレベルとは?

V字モデル開発の場合、段階ごとに該当するテストの段階があります。このようなの段階をテストレベルと呼びます。テストレベルは系統的にまとめ、管理していくテストの活動グループです。

以下のテストレベルがあります。

・コンポーネントテスト

・統合テスト

・システムテスト

・受け入れテスト



ソフトウェアテスト
V字モデル


2.コンポーネントテスト

コンポーネントテストは、個別にテスト可能なコンポーネントに焦点をあて、実行するテストです。


コンポーネントテストの目的:

・リスクの軽減

・コンポーネントの機能的・非機能的動作が設計どおりであるか確認すること

・コンポーネント品質に対する信頼の積み上げ

・コンポーネントの欠陥を見つけること

・欠陥がより高いテストレベルに逃げるのを防ぐこと


3.統合テスト

統合テストは、コンポーネントまたはシステム間の相互処理に焦点をあて実行するテストです。


統合テストの目的:

・リスクの軽減

・コンポーネントまたはシステム間の繋がりを確認すること

・インターフェース品質に対する信頼の積み上げ

・インターフェースの欠陥を見つけること

・欠陥がより高いテストレベルに逃げるのを防ぐこと


4.システムテスト

システムやプロダクト全体の振る舞いや能力に焦点をあて実行するテストです。


システムテストの目的:

・リスクの軽減

・機能・非機能的動作が設計どおりであるか確認すること

・システムが完全であり、期待どおりに機能することを検証すること

・システムの全体的な品質に対する信頼の積み上げ

・システムの欠陥を見つけること

・欠陥がより高いテストレベルに逃げるのを防ぐこと


5.受け入れテスト

システムテストと同様、一般的に受け入れテストはシステムやプロダクト全体の振る舞いや能力に焦点 をあてるテストです。


受け入れテストの目的:

・システムの全体的な品質に対する信頼の積み上げ

・システムが完全であり、ユーザーの期待どおりに機能することを検証すること

・システムの機能・非機能的動作が設計どおりであるか確認すること


II. テストタイプ


1.テストタイプとは?

テストタイプはコンポーネント又はシステムをテストするためのテスト活動をまとめたものであり、たとえば機能テスト、使用性テスト、回帰テストなどのように特定のテスト目的に焦点を当てているテストです。

ISTQB-CTFL-Syllabus-V3.1(Chapter 2.3)により、4つのテストタイプがあります。





2.機能テスト

コンポーネントやシステムの機能仕様の分析に基づいて実施する テストです。



機能テストの目的:

・システムの機能的動作が設計どおりであるか確認すること


3.非機能テスト

非機能テストは、システムやソフトウェアの使用性、性能効率性、セキュリティなどの特性を評価するテストです。


非機能テストの目的:

・製品の使いやすさ、効率、保守性、および移植性の向上。

・製品の非機能的側面のリスクとコストを削減しすること

・製品のインストール、セットアップ、実行、管理、および監視の方法を最適化すること

・使用中の製品の動作とテクノロジーに関する知識の向上


4.ホワイトボックステスト

ホワイトボックステストは、コンポーネント又はシステムの内部構造の分析に基づ いたテストです。


ホワイトボックステストの目的:

・システムが設計通りに作られ動作しているかを調べること


5.変更部分のテスト

変更部分のテストとは欠陥を修正、または機能を追加・変更などの際に元の欠陥が修正されたこと、機能が正しく実装されていることを確認するためのテストです。


変更部分のテストの目的:

・欠陥が確実に修正されたことを確認すること

・プログラムの変更・改修が既に検証済みの部分に悪影響を及ぼして、新たに不具合を引き起こしていないかを確認すること


III. テストレベルとテストタイプの違い


テストレベルとテストタイプを詳しく調べたら、テストレベルとテストタイプの違いをだいたい分かりましたね。





IV. テストレベルとテストタイプの関係


・テストレベルの中には複数のテストタイプを含む場合がある。

・すべてのテストタイプは、すべてのテストレベルで実行できる

・すべてのソフトウェアに対して、各テストレベルで全テストタイプを適用する必要はありません。


V. 終わりに


つまり、テストレベルとテストタイプは違うものですが、関係性もあります。

このブログを読んだ後、テストレベルとテストタイプの違いを理解できましたか?

何か質問がございますたら、ご遠慮なくお問い合わせください。

ここまで読んでいただきありがとうございます。


参照サイト:

・ISTQB-CTFL-Syllabus-V3.1(Chapter 2.2, 2.3)


*

*

*


Xin chào các bạn!

Tôi là Hải Yến, hiện đang làm việc tại JPQ.


Trước đây, có một kouhai (từ tiếng Nhật chỉ một người đàn em, người vào sau trong công ty) đã nói với tôi rằng “Thật khó để phân biệt cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử”. Vào thời điểm đó chính bản thân tôi cũng không hiểu rõ sự khác nhau giữa chúng. Lần này, sau khi tìm hiểu kĩ, tôi muốn viết blog nói về cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử. Chúng ta cùng lý giải sự khác biệt giữa cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử nhé.


ⅠCấp độ kiểm thử (Test level)


1.Cấp độ kiểm thử là gì?

Trong mô hình phát triển chữ V, cứ mỗi giai đoạn phát triển sẽ có giai đoạn kiểm thử tương ứng. Những giai đoạn kiểm thử này được gọi là cấp độ kiểm thử. Cấp độ kiểm thử là một nhóm các hoạt động được tổ chức và quản lý một cách có hệ thống.

Có 4 cấp độ kiểm thử như sau:

  • Kiểm thử thành phần (Component testing)

  • Kiểm thử tích hợp (Integration testing)

  • Kiểm thử hệ thống (System testing)

  • Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing)


software testing
Mô hình chữ V

2.Kiểm thử thành phần


Kiểm thử thành phần là kiểm thử được thực hiện trên từng thành phần riêng lẻ một cách riêng biệt mà không tích hợp với các thành phần khác.

Mục đích của kiểm thử thành phần:

  • Giảm rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm.

  • Xác minh xem hoạt động của các yêu cầu chức năng, phi chức năng của các thành phần có đúng như mô tả trong thiết kế hay không.

  • Xây dựng sự tự tin vào chất lượng của từng thành phần sản phẩm.

  • Tìm lỗi trong các thành phần sản phẩm

  • Ngăn chặn lỗi xuất hiện trong các giai đoạn kiểm thử sau.


3.Kiểm thử tích hợp


Kiểm thử tích hợp là kiểm thử tập trung vào sự kết nối giữa các thành phần trong hệ thống hoặc các hệ thống với nhau.

Mục đích của kiểm thử tích hợp

  • Giảm rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm.

  • Xác minh sự kết nối của các chức năng

  • Xây dựng sự tự tin vào chất lượng của các giao diện

  • Tìm lỗi trong giao diện

  • Ngăn chặn lỗi xuất hiện trong các giai đoạn kiểm thử sau.


4.Kiểm thử hệ thống


Kiểm thử hệ thống là kiểm tra tập trung vào hoạt động của toàn bộ hệ thống hoặc sản phẩm.

Mục đích của kiểm thử hệ thống:

  • Giảm rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm.

  • Xác minh xem các hành vi chức năng và phi chức năng của hệ thống hoạt động có theo như yêu cầu đặc tả hay không.

  • Xác thực hệ thống đã hoàn thành và sẽ hoạt động đúng như mong đợi

  • Xây dựng sự tự tin vào chất lượng của hệ thống

  • Tìm lỗi trong hệ thống

  • Ngăn chặn lỗi xuất hiện trong các giai đoạn kiểm thử sau


5.Kiểm thử chấp nhận

Kiểm thử chấp nhận được định nghĩa là kiểm thử thực hiện bởi khách hàng để xác nhận hệ thống đã làm việc đúng như mong đợi và thỏa mãn yêu cầu của người dùng.

Mục đích của kiểm thử chấp nhận:

  • Xây dựng sự tự tin vào chất lượng tổng thể của hệ thống

  • Xác minh rằng hệ thống đã hoàn thành và hoạt động như mong đợi của người sử dụng

  • Kiểm tra xem các hoạt động chức năng và phi chức năng của hệ thống có đúng như thiết kế


II. Loại kiểm thử (Test type)


1.Loại kiểm thử là gì ?


Loại thử nghiệm là một tập hợp các hoạt động thử nghiệm để kiểm thử một thành phần hoặc hệ thống, chẳng hạn như kiểm thử chức năng, kiểm thử khả năng sử dụng, kiểm thử hồi quy và các thử nghiệm khác tập trung vào một mục đích kiểm thử cụ thể.

Theo tài liệu ISTQB-CTFL-Syllabus-V3.1(Chapter 2.3), có 4 loại kiểm thử như sau:




2.Kiểm thử chức năng

Kiểm thử chức năng là việc xác nhận tất cả các chức năng của hệ thống.

Mục tiêu của kiểm thử chức năng:

  • Xác minh xem hoạt động của các yêu cầu chức năng của hệ thống có hoạt động đúng như mô tả trong thiết kế hay không.


3.Kiểm thử phi chức năng

Mục đích của kiểm thử phi chức năng:

  • Cải thiện khả năng sử dụng, hiệu quả, khả năng bảo trì và tính di động của sản phẩm.

  • Giảm rủi ro và chi phí của các khía cạnh phi chức năng của sản phẩm

  • Tối ưu hóa cách sản phẩm được cài đặt, thiết lập, chạy, quản lý và giám sát

  • Nâng cao kiến ​​thức về vận hành và công nghệ của sản phẩm đang sử dụng


4.Kiểm thử hộp trắng

Kiểm thử hộp trắng được định nghĩa là kiểm thử cấu trúc của một hệ thống hoặc một chức năng.

Mục đích của kiểm thử hộp trắng:

  • Kiểm tra xem hệ thống đã được xây dựng và hoạt động như thiết kế hay chưa.


5.Kiểm thử xác nhận-Kiểm thử hồi quy

Kiểm thử xác nhận - hồi quy là kiểm thử để xác nhận rằng các lỗi ban đầu đã được sửa chữa, và chức năng của hệ thống vẫn chính xác sau khi lỗi được sửa chữa hay các chức năng được thay đổi hoặc thêm mới.

Mục đích của kiểm thử xác nhận - hồi quy:

  • Đảm bảo rằng lỗi đã được sửa

  • Kiểm tra xem các thay đổi/sửa đổi có ảnh hưởng xấu đến các bộ phận đã được kiểm thử và gây ra các lỗi mới hay không


III. Điểm khác biệt giữa cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử

Sau khi tìm hiểu chi tiết về cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử thì chắc các bạn cũng phần nào thấy được sự khác nhau giữa chúng rồi nhỉ. Tôi sẽ tóm tắt lại theo sơ đồ dưới đây.



IV. Mỗi liên hệ giữa cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử

  • Trong một cấp độ kiểm thử có thể bao gồm nhiều loại kiểm thử

  • Tất cả các loại kiểm thử đều có thể được thực hiện ở tất cả các cấp độ kiểm thử

  • Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các loại kiểm thử ở mỗi cấp độ kiểm thử cho tất cả các phần mềm.


V. Lời kết

Nói tóm lại, cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử là hai khái niệm khác biệt nhưng lại vừa liên quan đến nhau.

Sau khi đọc blog này, các bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa cấp độ kiểm thử và loại kiểm thử chưa? Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.


Cảm ơn bạn đã đón đọc!


Tài liệu tham khảo :

・ISTQB-CTFL-Syllabus-V3.1(Chapter 2.2, 2.3)





閲覧数:16,300回

最新記事

すべて表示
bottom of page