Chào các bạn,
Tôi là Bảo, công ty Japan Quality.
Đây đã là năm thứ 6 tôi làm việc tại đây và tôi đang nhớ về 1 thứ đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với mình từ lúc vào công ty. Đó là Lynx, một tool test tự động đã được phát triển bởi chính công ty mẹ của Japan Quality.
Tester có thể sử dụng file Excel để chỉ định các element cũng như nội dung của test scenario, sau đó import vào Lynx để chạy thì test sẽ được thực thi tự động như những gì đã được input. Dù là người không có kinh nghiệm gì về automation testing cũng có thể sử dụng được nên tôi nghĩ đây thật sự là một tool rất tuyệt vời.
Cũng với lý tưởng tương tự như vậy, gần đây có một xu hướng rất thịnh hành không chỉ trên thế giới mà đã dần lan tỏa đến Nhật Bản, đó chính là NoCode (có nghĩa là tạo product mà không cần sử dụng đến lập trình). Chỉ trong tháng 6 thôi đã có rất nhiều tin tức liên quan đến NoCode: báo Nikkei đăng kí sự về NoCode trong 2 số liên tiếp, Amazon cũng công bố tool NoCode của mình, và trong toàn nước Nhật cũng liên tục có nhiều service built từ NoCode được release.
Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn NoCode là gì, và những gì NoCode thể làm được nhé.
「NoCode」là gì?
Là phát triển một sản phẩm mà không cần phải lập trình (ko cần viết code).
Cho đến bây giờ thì nếu bạn muốn phát triển 1 web service hay một application nào đó, thường sẽ có 2 sự lựa chọn dưới đây:
Nhờ đến các lập trình viên chuyên nghiệp (tuy nhiên tốn nhân công và kéo theo đó là tốn tiền)
Tự mình học lập trình và sau đó tự viết code để tạo ra product (tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian)
Bây giờ đã có thêm một option thứ ba, đó chính là NoCode:
Không cần viết code, sử dụng tool để phát triển product
Và lựa chọn này đang dần trở nên phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới:
Ưu điểm của NoCode
1.Đầu tiên là tốc độ phát triển sản phẩm rất nhanh!!
Bởi vì việc phát triển NoCode web application được thực hiện một cách trực quan bằng những pre-built module, do đó bạn có thể build app nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, không chỉ là ít coding hơn, mà quá trình test cũng được tự động hóa (1 phần). Nhờ đó, có thể giảm bớt thời gian tiêu phí vào việc chuẩn bị và phát triển, giúp chúng ta có được sản phẩm nhanh hơn.
2. Giảm chi phí
Thuê lập trình viên rất tốn kém. Lập trình viên có technical tốt còn đắt đỏ hơn nhiều. NoCode cung cấp cho chúng ta một giải pháp để tránh được những vấn đề đó, giảm đi chi phí phải trả để duy trì thường xuyên một đội ngũ phát triển lành nghề. Ngoài ra, bởi vì bạn có thể xây dựng một sản phẩm nhanh hơn, nên về lâu dài nó sẽ trở nên rẻ hơn.
Trong giới lập trình, người ta thường gọi những developer có năng suất cao là “10x Programer”, tuy nhiên nếu sử dụng tool NoCode thì có thể tạo ra được một service hoàn chỉnh chỉ bằng một khoảng thời gian ngắn áp đảo, do đó nó cũng thường được nói là “có thể giảm được 10 lần thời gian lẫn chi phí”.
3. Dễ dàng thay đổi
Có một vấn đề từ trước đến nay của coding truyền thống đó là khó có thể thay đổi ngay lập tức một chức năng sẵn có nào đó và release nhanh chóng lên môi trường production, đặc biệt là khi người chịu trách nhiệm thay đổi lại không quen thuộc với ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng. Với NoCode Platform thì hoàn toàn khác, bạn có thể chỉ cần vài giờ (hoặc thậm chí vài phút) để tiến hành chỉnh sửa và release lên môi trường production (tất nhiên nếu là thêm một chức năng mới hoàn toàn thì sẽ lâu hơn một tí).
Khi nào thì dùng NoCode?
Tận dụng những ưu điểm đã đề cập bên trên, NoCode rất ưu việt khi công ty bạn cần phát triển ứng dụng MVP(Minimum Viable Product, tạm dịch là sản phẩm khả dụng tối thiểu) một cách nhanh, gọn, rẻ nhất có thể để validate idea, cũng như thu thập phản hồi từ người dùng, thị trường.
Mặt khác NoCode cũng rất trực quan và dễ sử dụng nên bạn có thể dùng nó để tự tạo ra một web application trong bất kỳ ngành hoặc lĩnh vực nào và phát hành nó một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, NoCode cũng rất linh hoạt trong việc phát triển một sản phẩm bất kì, nên nếu có nhu cầu, bạn cũng có thể tự build các internal tool (app nội bộ) để sử dụng trong công ty mà không mất quá nhiều thời gian.
À còn nữa, ngoài cách phát triển một sản phẩm từ đầu, với NoCode bạn cũng có thể sử dụng template được cung cấp sẵn (free or mua), tích hợp các plugin cần thiết (free or mua) rồi điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu là xong. Mỗi platform thường sẽ có một store để ai cũng có thể đưa template hoặc plugin của mình lên chia sẻ hoặc bán. Nếu bạn có một idea nào đó và bạn nghĩ nhiều người sẽ cần nó, sao bạn không thử bắt đầu với NoCode?
Thử trải nghiệm một số platform NoCode
Sau đây tôi sẽ giới thiệu 2 platform nổi tiếng và rất thịnh hành hiện nay. Tôi cũng có kèm theo những sample mà mình đã làm thử, cùng xem thử nhé (^.^)
1. Bubble
Bubble.io là nền tảng NoCode dùng để xây dựng web app mạnh mẽ nhất hiện nay.
Được gọi là Visual Programming Tool (công cụ lập trình trực quan), bạn có thể tạo UI bằng cách kéo thả, setting chi tiết cho từng UI cũng như cách hoạt động của các thành phần, ngoài ra bạn cũng có thể thiết kế database một cách chặt chẽ, từ đó có thể tạo được rất nhiều web service khác nhau.
Từ nhu cầu của một số member trong team, tôi đã thử dùng Bubble để phát triển một tool quản lý task theo kiểu bảng Kanban của người Nhật, đặt tên là iKanban. Hi vọng là không chỉ team của tôi, mà những team khác trong công ty, hoặc chính bạn cũng sẽ sử dụng nó ^^
Để demo iKanban thì tôi cũng đã tạo sẵn một sample do đó bạn không cần phải login để thao tác. Nhất định hãy vào xem thử nhé!!
https://ikanban.bubbleapps.io/
- Không viết 1 line code nào cả
- Thời gian phát triển: 6 ngày (bao gồm study, phát triển hoàn toàn từ đầu)
Bubble là một công cụ linh hoạt và tuyệt vời. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ tốn chút thời gian để study tool này. Hơn nữa, về cơ bản thì cũng cần phải có một vốn kiến thức nhất định về lập trình nên nếu là người hoàn toàn ko biết gì về IT thì có thể sẽ hơi khó khăn một chút. Tuy nhiên video hướng dẫn cũng như cộng đồng Bubble trên internet khá là lớn nên các bạn cứ yên tâm nhé.
Tôi nghĩ Bubble là đại diện ưu tú nhất của NoCode platform. Có thể nói: nếu có một vấn đề mà Bubble không xử lý được thì có nghĩa là hiện giờ NoCode platform vẫn chưa xử lý được.
2.Glide
Glide là một tool thiết kế ứng dụng mobile bằng việc kéo thả (drag and drop), dữ liệu sẽ được đồng bộ với Google SpreadSheet. Nếu bạn là người chưa bao giờ đụng đến NoCode thì tôi nghĩ bạn nên thử Glide để hiểu rõ hơn về sự tiện dụng cũng như lợi ích mà NoCode mang lại.
Ứng dụng được build từ Glide không phải là một native mobile app mà cũng chỉ là một PWA (Progressive Web App), tuy nhiên được tối ưu hiển thị cho mobile. Bạn chỉ có thể sử dụng khi có internet bằng cách access vào url của ứng dụng. Nếu muốn sử dụng thường xuyên bạn có thể bookmark url của ứng dụng ra màn hình home của smartphone.
Cách đây khoảng 4 năm, có một lần sếp đã nói chuyện với tôi về việc muốn tạo ra một ứng dụng city guide cho Đà Nẵng, và lần này tôi đã thử dùng Glide để xây dựng một web app tên là DaNaGuide (data chỉ là dummy)
https://danaguide.glideapp.io/
- Không viết 1 line code nào cả (chỉ công thức Excel)
- Effort: 8 tiếng (bao gồm study, phát triển từ template có sẵn)
(Do hạn chế của Glide nên có một số chức năng nếu không đăng nhập thì không sử dụng được. Nếu bạn ngại phải login bằng email thì có thể access vào bản rút gọn theo đường link dưới đây (bản Lite sẽ không có chức năng memo nhé) https://danaguideliteversion.glideapp.io/ )
Với Glide, bạn sẽ sử dụng Google Spreedsheet như database để phát triển ứng dụng. Do đó, cho dù bạn không hiểu gì về database, chỉ cần có kinh nghiệm với việc quản lý dữ liệu bằng spreedsheet hoặc excel thì bạn vẫn có thể dễ dàng sử dụng Glide để tạo ra một app show danh sách các cửa hàng hoặc app show thông tin tuyển dụng...v.v
Hơn nữa, có rất nhiều template được chuẩn bị sẵn, do đó bạn chỉ cần chuẩn bị data trên file spreedsheet, sau đó áp dụng template để tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách đơn giản và nhanh chóng.
Tuy hiện tại Glide vẫn còn khá đơn giản và hạn chế nhiều tính năng, tuy nhiên đây vẫn là một service khá mới mẻ, nhiều tính năng vẫn đang được thêm vào cũng như nhiều điều chỉnh khác nhau đang được thực hiện. Tôi nghĩ rằng đây là một service rất hứa hẹn trong tương lai.
Problem của NoCode
NoCode cũng không hẳn chỉ toàn điểm tốt. Có rất nhiều platform NoCode nhưng dù sao chúng ta cũng chỉ có thể sử dụng những thứ được platform cung cấp sẵn để phát triển phần mềm. Do đó có khả năng bạn sẽ bị kẹt nếu muốn làm gì đó nhiều hơn nữa.
Mặc dù có thể dùng một tool tương đối lớn như Bubble để control sâu hơn vào các thành phần, nhưng chính Bubble vẫn còn những hạn chế. Do đó, có một lựa chọn khác là LowCode (nếu có dịp tôi sẽ viết tiếp về LowCode)
Tóm lại
Tôi nghĩ rằng xu hướng NoCode, LowCode sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Chính nhờ sự phổ biến của NoCode, bất kì ai cũng có thể biến idea của mình thành hiện thực, cho ra đời rất nhiều sản phẩm phần mềm mới, cùng với đó là sự thay đổi lớn trong lĩnh vực software.
Nếu bây giờ vì Corona mà bạn không thể mở cửa cửa hàng của mình, sao không tận dụng cơ hội này, dùng NoCode và viết một trang web cho cửa hàng?
Nếu bạn cảm thấy chán ngắt với những công việc thủ công phải làm hàng ngày, sao không thử dùng NoCode để tạo một công cụ trực quan hơn?
Hãy thử NoCode ngay bây giờ nhé!!
Comentários